Cách tính Chargeable Weight hàng không (air) và hàng biển (sea)

Công cụ online dưới đây giúp tính Chargeable Weight cho lô hàng của bạn. Chỉ cần nhập kích thước, số lượng và khối lượng đơn vị, bạn sẽ biết khối lượng mà hãng vận tải tính cước là bao nhiêu.

Để tìm hiểu thêm về khái niệm Khối lượng tính cước, bạn thử hình dung trong thực tế có trường hợp lô hàng 300kg nhưng lại bị hãng bay tính cước cho 400kg. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra là có căn nguyên của nó.

Hãng bay không tính sai khối lượng hàng. Họ chỉ sử dụng khối lượng để tính cước không phải là khối lượng hàng thực tế (300kg). Thay vào đó, họ sử dụng loại khối lượng quy đổi từ thể tích kiện hàng, trong ví dụ này là 400kg.

Vấn đề đối với khách hàng nằm ở chỗ họ không hiểu rõ khi nào thì dùng khối lượng thực tế, và khi nào dùng khối lượng quy đổi từ dung tích?

Nếu cần có một câu trả lời khái quát thì đó là: khối lượng thực tế hay khối lượng quy đổi, cái nào lớn hơn thì sẽ tính cước theo cái đó.

Tất nhiên, cần phải có công thức và quy định cụ thể trong việc tính toán để đảm bảo tính nhất quán và minh bạch trong việc áp giá cước cho mỗi lô hàng.

Chi tiết hơn sẽ được trình bày trong phần tiếp theo dưới đây. Trước hết là giải thích về thuật ngữ…

Chargeable Weight là gì?

Chargeable Weight là khối lượng tính cước của hàng hóa. Khối lượng này lấy theo số lớn của 2 đại lượng: Khối lượng thực tế của hàng hóa – Actual Weight (AW), và Khối lượng tính theo dung tích hàng hóa – Volumetric Weight (VW), hoặc Dimensional Weight (DW)

Khối lượng thực tế (AW) chính là khối lượng hàng mà chúng ta vẫn thường sử dụng, có thể dùng cân để đo. Chẳng hạn 1 kiện hàng nặng 10kg.

Còn khối lượng (VW) được tính bằng thể tích kiện hàng chia cho hệ số quy đổi. Hệ số này với hàng Air là 6000, còn với hàng chuyển phát nhanh thì thường là 5000.

Sau khi biết AW và VW, so sánh thấy số nào lớn hơn thì đó chính là Chargeable Weight.

Cách tính Chargeable Weight hàng Air như thế nào?

Để tính Chargeable Weight cho hàng Air nói chung, cần các bước sau:

1. Tính khối lượng thực tế (AW). Nếu lô hàng gồm nhiều loại hàng khác nhau, thì cộng tổng khối lượng của tất cả các loại. Đơn vị khối lượng là kilogram (kg), hoặc pound (lb).

2. Tính khối lượng theo thể tích (VW). Cần đo các kích thước dài, rộng, cao của từng đơn vị hàng. Với hàng không phải hình hộp chữ nhật, thì quy đổi ra hình hộp bao quanh để lấy kích thước. Đơn vị kích thước là: centimet (cm), hoặc inch (in). Khi đó công thức là:

VW = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/Hệ số quy đổi

Tùy theo đơn vị kích thước, đơn vị khối lượng mà Hệ số quy đổi có khác nhau, cụ thể như sau:

Đơn vị  cm in
kg 6000 366
lb 2721 166

Ghi chú: thông thường ở Việt Nam chúng ta vẫn sử dụng đơn vị “cm” và “kg”, khi đó Hệ số quy đổi lấy bằng 6000, và công thức tính VW sẽ là:

VW = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/6000

Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước lần lượt là 60cm x 20cm x 10cm, thì khối lượng
VW = (60 x 20 x 10)/6000 = 2kg.

3. Tính Chargeable Weight: Sau khi tính được 2 khối lượng AW và VW (cùng đơn vị kg hoặc lb), so sánh lấy giá trị cao hơn chính là Chargeable Weight.

Cách tính Chargeable Weight hàng chuyển phát nhanh (Express)

Phần trên là giải thích công thức tính Chargeable Weight cho hàng Air. Còn với hàng chuyển phát nhanh, thì hệ số có thể không phải là 6000. Các hãng như DHL/Fedex/UPS/TNT áp dụng các mức khác nhau cho các khu vực khác nhau, tham khảo tại trang Shipit.com:

Centimeters / Kilograms:

  • DHL: 5000 hoặc 4000 tùy theo tiêu chí quốc gia nhập khẩu
  • FedEx: 6000 (mới) hoặc 5000 (cũ, vẫn dùng cho Châu Á) với các lô hàng quốc tế, 7000 với các lô hàng nội địa (Hoa Kỳ)
  • UPS: 6000 hoặc 5000 tùy theo tiêu chí quốc gia nhập khẩu

Inches / Pounds:

  • FedEx Express & UPS: 139
  • FedEx Ground & UPS Ground: 139

Cách tính Chargeable Weight hàng LCL đường biển

Với hàng đường biển (Sea Freight): có thấy sử dụng cách thức tương tự với Chargeable Weight trong trường hợp đóng hàng ghép container (LCL), tuy nhiên cách tính đơn giản hơn so với hàng Air hay Express.

Với hàng LCL, chỉ cần so sánh 2 đại lượng: khối lượng thực tế (tính theo Tấn) và thể tích hàng (tính theo CBM – Mét khối), số nào lớn sẽ dùng để tính cước. Vì thế trong vận chuyển hàng lẻ, bạn sẽ thấy trên báo giá hay sử dụng đơn vị chung chung là W/M (Weight or Measurement), được hiểu là cước vận chuyển và các loại phí sẽ được tính theo số lớn hơn giữa số tấn và số mét khối.

Chẳng hạn: lô hàng nặng 1,2 tấn (AW = 1,2 tấn) có dung tích 1,5m3 (nghĩa là VW = 1,5 tấn). Khi đó khối lượng tính cước sẽ là số lớn giữa AW và VW, nghĩa là 1,5 tấn.

Mặc dù vậy, khái niệm Chargeable Weight này ít dùng trong vận tải đường biển hơn so với trong hàng Air và hàng Express như trong phần trên đã trình bày.

Công thức như trên có thể hơi phức tạp, và người dùng thường không nhớ hệ số quy đổi là bao nhiêu. Chính vì thế VietFreight xây dựng công cụ tính Chargeable Weight trực tuyến tích hợp trên website này để bạn có thể sử dụng nhanh chóng và tiện lợi.

Hy vọng công cụ này hữu ích với các bạn.

Contact us: Viet Freight – Ho Chi Minh
Cargo Sales:
Customer Services: Tel: (028) 35 358 758                  
Hotline: 0789.190.999                                                  Email: sales@vietfreight.com
We are looking forward to your support and cooperation
Yours sincerely
Bài viết liên quan